Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, quyết toán vốn xây dựng cơ bản hoàn thành

Với khả năng của mình, chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hoàn hảo nhất dựa trên hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành và Chuẩn mực kiểm toán số 1000 kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn.

Với đội ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý kiểm toán viên đã có hàng chục năm làm việc trong các Công ty kiểm toán Quốc tế và Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, đặc biệt là các nghành xây dựng Giao thông; Dân dụng; Thủy lợi; Viễn thông; Điện lực; Các dự án khu công nghiệp của các doanh nghiệp đầu tư; Các công trình có sử dụng nguồn vốn nước ngoài tài trợ như WB; ADB; ODA…., chắc chẵn sẽ mang đễn cho Quý Cơ quan dịch vụ kiểm toán chất lượng, hoàn hảo, phù hợp với chế độ, chính sách của Việt Nam cũng như những thông lệ Quốc tế. Đồng thời chúng tôi cũng giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được chi phí đầu tư của mình sao cho mang lại hiệu quả cao nhất; 

Ngoài nội dung Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư, Công ty chúng tôi cũng sẵn sàng cung cấp cho Quý Cơ quan dịch vụ Kiểm soát dự án, nhằm giúp Quý Cơ quan phát hiện những thiếu sót trong quá trình thực hiện đầu tư của dự án, từ đó đưa ra hướng giải quyết kịp thời và hoàn thiện hồ sơ dự án cho phù hợp với chế độ chính sách về kế toán và quản lý dự án đầu tư của Việt Nam.     

Ý nghĩa của việc kiểm toán:

- Giúp Cơ quan nhà nước và các Doanh nghiệp đầu tư quản lý, điều hành dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước;
- Giúp cho Chủ đầu tư phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời các sai sót có thể xảy ra trong hoạt động đầu tư của đơn vị, phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị, làm lành mạnh môi trường đầu tư.

Yêu cầu chung đối với công tác kiểm toán

Mục đích của việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là nhằm đưa ra ý kiến độc lập của Kiểm toán viên về công tác quyết toán vốn đầu tư của dự án. Việc kiểm toán phải được thực hiện đúng với các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và Quy định về kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam. Cuộc kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận các Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án, kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của công tác kế toán, kiểm tra tính đúng đắn của các chỉ tiêu về tài sản, tiền vốn, công nợ. Tính hợp pháp của các chứng từ gốc, các hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu.

Yêu cầu cụ thể về nội dung kiểm toán

Việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cho dự án sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành; Chuẩn mực số 1000 kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nội dung kiểm toán như sau:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án;
- Kiểm tra nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án;
- Kiểm tra chi phí đầu tư;
- Kiểm tra chi phí không tính vào giá trị của tài sản;
- Kiểm tra xác định giá trị tài sản bàn giao cho đơn vị sử dụng của dự án;
- Kiểm tra xác định công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng, vật tư thiết bị thu hồi;
- Xem xét việc thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra (nếu có);
- Xem xét trình cấp có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của chủ đầu tư (nếu có).


PHƯƠNG PHÁP LUẬN KIỂM TOÁN

Nguyên tắc kiểm toán

Nguyên tắc cơ bản thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là sử dụng một nhóm nhân viên chuyên nghiệp, các chuyên gia có trình độ cao được đào tạo chính qui đặc biệt trong việc kiểm toán đầu tư xây dựng nhằm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo nhất, có độ tin cậy cao.
Công việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011và Chuẩn mực số 1000 kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính ban hành Quy trình Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành.

Căn cứ kiểm toán

Việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước về Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, các tài liệu của dự án theo quy định của Nhà nước do Chủ đầu tư cung cấp. Mục tiêu của việc kiểm toán là nhằm giúp cho Kiểm toán viên đưa ra ý kiến độc lập về Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các vấn đề khác mà Chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm.

Phương pháp kiểm toán:

a. Phương pháp tổng quát:

Với nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, nhóm kiểm toán sẽ áp dụng các thủ tục kiểm tra đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành tại Việt Nam.

Phương pháp chúng tôi áp dụng để thực hiện kiểm toán dự án tập trung vào các nội dung:
- Tiến hành kiểm toán từ tổng hợp đến chi tiết thông qua kiểm tra tại văn phòng Quý Cơ quan và khảo sát thực tế công trình khi cần thiết. Đánh giá và điều chỉnh sẽ được thực hiện ở cấp độ tổng hợp tại văn phòng Chủ đầu tư. Việc kiểm toán được thực hiện và báo cáo kết quả với Quý Cơ quan.
- Làm việc với Chủ đầu tư để tiếp cận với tất cả các tài liệu pháp lý, chứng từ giao dịch và bất kỳ nguồn thông tin nào có liên quan cần thiết;
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết tùy theo tình hình cụ thể của dự án như gửi thư xác nhận, phiếu đánh giá, quan sát thực tế, phân tích, soát xét, so sánh, đối chiếu...
- Tùy theo tình hình cụ thể của dự án trong từng giai đoạn cụ thể thực hiện kiểm tra chọn mẫu các chứng từ chi tiêu, nghiệp vụ công nợ, thực hiện quan sát thực tế;
- Áp dụng các thử nghiệm, thủ tục kiểm toán cần thiết trong từng trường hợp cụ thể;
- Cử một nhóm chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm toán các dự án xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện,… để thực hiện việc kiểm toán trên cơ sở hồ sơ quyết toán. Phương pháp áp dụng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành sẽ được xây dựng phù hợp với hoạt động của dự án đồng thời đảm bảo tính tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Chúng tôi rất coi trọng sự hợp tác nhiệt tình và sự phối hợp chặt chẽ của các cán bộ Chủ đầu tư trong quá trình kiểm toán. Với sự hiểu biết sẵn có trong những năm qua về quyết toán dự án hoàn thành, chúng tôi tin tưởng rằng mối quan hệ công tác giữa các Kiểm toán viên với Quý Cơ quan sẽ ngày càng thuận lợi hơn, tất cả nhằm mục tiêu đạt được sự thành công của dự án.

b. Phương pháp kiểm toán quyết toán dự án xây dựng hoàn thành:

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý: Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và việc tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng dự án
- Kiểm tra nguồn vốn đầu tư  của dự án;
- Kiểm tra chi phí đầu tư;
- Kiểm tra chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư;
- Kiểm tra chi phí xây dựng;
- Kiểm tra chi phí thiết bị;
- Kiểm tra chi phí quản lý dự án;
- Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản (nếu có);
- Kiểm tra xác định giá trị tài sản;
- Kiểm tra xác định công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng; 
- Xem xét việc thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra;
- Xem xét, trình cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư; 

Trong quá trình Kiểm tra hồ sơ báo cáo quyết toán, trường hợp cần thiết cơ quan Kiểm tra quyết toán tổ chức kiểm tra thực tế tại Ban quản lý dự án và hiện trường xây dựng công trình.


KIỂM TOÁN TUÂN THỦ

Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra, đánh giá độc lập sự tuân thủ của nội dung kiểm toán theo các qui định hiện hành được coi như: các tiêu chí kiểm toán  như các luật, qui định, qui chế, chế độ, chính sách... mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Kiểm toán tuân thủ được thực hiện bằng việc đánh giá các hoạt động, các giao dịch và thông tin, xét trên các khía cạnh trọng yếu có tuân thủ các quy định áp dụng đối với đơn vị được kiểm toán hay không. 
Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là đưa ra ý kiến về việc liệu các hoạt động, các giao dịch và thông tin của đơn vị được kiểm toán, xét trên các khía cạnh trọng yếu, có tuân thủ các luật, qui định, qui chế, chế độ, chính sách... hay không. Kiểm toán tuân thủ có thể liên quan đến tính tuân thủ (tuân thủ các tiêu chí chính thức như các luật, quy định và thỏa thuận có liên quan) hoặc liên quan đến tính đúng đắn (tuân theo các nguyên tắc chung như các nguyên tắc về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử).


KIỂM TRA THÔNG TIN TRÊN CƠ SỞ CÁC THỦ TỤC ĐÃ THỎA THUẬN TRƯỚC

Mục tiêu của hợp đồng thực hiện các thủ tục thoả thuận trước đối với thông tin tài chính là để kiểm toán viên thực hiện các thủ tục, về bản chất là thủ tục kiểm toán đã thỏa thuận và báo cáo về các phát hiện thực tế.
AC sẽ cung cấp “Báo cáo về các phát hiện thực tế” từ việc thực hiện các thủ tục thoả thuận trước mà không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào theo quy định của Chuẩn mực. Người sử dụng báo cáo về các phát hiện thực tế phải tự đánh giá các thủ tục và các phát hiện do người hành nghề báo cáo và tự đưa ra kết luận dựa trên báo cáo về các phát hiện thực tế của người hành nghề.

Dịch vụ kiểm tra thông tin trên cơ sở các thủ tục đã thỏa thuận trước thực sự hữu ích trong công tác quản trị của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp khi cần xác minh các thông tin tài chính từ đối tác cung cấp dịch vụ độc lập và chuyên nghiệp như AC.